OECD là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây chính là một tổ chức liên chính phủ của các nước tư bản phát triển với các quốc gia phát triển là thành viên. Vậy cụ thể hơn OECD là gì? Mục tiêu hoạt động của nó ra sao? Mời theo dõi bài viết.
Mục lục
Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế – OECD Là Gì?
OECD là gì? Tên đầy đủ của OECD là Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Tổ chức này được thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada và các nước Tây Âu.
Tổng Hợp Một Số Thông Tin Chính Về OECD
Ngoài OECD là gì? Các bạn nên tìm hiểu 1 số thông tin chính về OECD như sau:
Thành Viên Của OECD
Hiện nay OECD có 34 thành viên chính thức là những nước có kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới và 70 nước không phải là thành viên. Các thành viên này đã ngồi xuống cùng nhau bàn bạc để giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề chung khác.
Trụ Sở Của OECD
Trụ sở của OECD trước đó từ năm 1949 là ở Lâu đài La Muette ở Paris, Pháp.
Bộ Máy Tổ Chức Của OECD
Bộ máy tổ chức OECD baogồm có Hội đồng là cơ quan lãnh đạo; Ban thư ký do tổng thư ký đứng đầu chính là cơ quan hành chính và Ủy ban chấp hành là cơ quan chấp hành.
Hội đồng OECD: Đây chính là cơ quan quyền lực nhất. Nó có quyền quyết định các công việc quan trọng. Nó bao gồm một đại diện của mỗi nước thành viên và một đại diện của Ủy ban Châu Âu. Mỗi năm hội đồng OECD họp cấp Bộ trưởng để thảo luận những vấn đề quan trọng và quyết định hoạt động ưu tiên của OECD.
Ban Thư ký OECD: Chính là cơ quan kết hợp với hoạt động của OECD và hỗ trợ cho hoạt động của các Ủy ban. Hiện ban có Tổng Thư ký và 4 Phó Tổng thư ký. Tổng Thư ký là ông Donald J. Johnston (quốc tịch Canada).
Ủy ban Chuyên môn chấp hành: Hiện nay có 12 ủy ban chuyên môn về các lĩnh vực: kinh tế, thống kê, môi trường, hợp tác phát triển, quản lý công và phát triển lãnh thổ, thương mại, tài chính và doanh nghiệp, chính sách thuế, khoa học công nghệ và công nghiệp, việc làm – lao động và xã hội, giáo dục, lương thực – nông nghiệp và ngư nghiệp.
Tình Hình Tài Chính Như Thế Nào?
Hiện nay tình hình kinh tế của OECD do các nước thành viên đóng góp theo quy mô của nền kinh tế. Tính đến năm 2003. ngân sách của OECD khoảng 200 triệu USD, trong đó Mỹ góp 25%, Nhật Bản 23%, còn lại là các nước Châu Âu.
Mục Tiêu Hoạt Động Của OECD
OECD là gì? Mục tiêu hoạt động ra sao? Cụ thể như sau:
- Nhằm đạt được sự tăng trưởng của kinh tế. Từ đó tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân. Đặc biệt nó vẫn duy trì ổn định nền tài chính và góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế giới.
- Các nước thành viên sẽ có 1 nền kinh tế phát triển vững mạnh và các nước không phải là thành viên trong quá trình phát triển kinh tế.
- Tổ chức đã góp phần vào sự mở rộng thương mại thế giới trên cơ sở đa phương, không phân biệt đối xử phù hợp với các cam kết của quốc tế.
Mối Quan Hệ Giữa Việt Nam Và OECD Như Thế Nào?
Trong những năm gần đây, mối quan hệ của Việt Nam và OECD khá tốt. Các chương trình mà Việt Nam đã có tham gia như Diễn đàn toàn cầu về Đầu tư quốc tế (Ấn Độ, 10/2004), Hội nghị bàn tròn Đầu tư Châu Á (Indonesia, 2/2005), Diễn đàn Cạnh tranh toàn cầu (Pháp, 2/2005)…
Hiện nay, OECD đánh giá cao chính sách và các thành tựu của Việt Nam đã đạt được trong nền kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam tạm thời chưa có chương trình tổng thể về hợp tác với OECD. Để hoàn thiện việc này, chính phủ đã giao cho Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối trong quan hệ với OECD và cử điều phối viên quốc gia của Việt Nam làm việc tại Ban Thư ký OECD.
Kết Luận
Như vậy các bạn đã hiểu khái quát OECD là gì? Cũng như mục tiêu hoạt động của tổ chức này. Hy vọng trong thời gian tới Việt Nam sẽ hợp tác với OECD để tạo bước phát triển cho nền kinh tế. Nếu có góp ý gì xin mời bạn để lại comment trong phần bình luận bên dưới nhé!!!
Thông tin được biên tập bởi: bitcoin-news.vn