Thứ Bảy, 23/03/2024

Tin mới

MACD là gì ? MACD có lợi ích gì trong việc phân tích giao dịch đối với các nhà đầu tư

MACD là một trong những chỉ báo kỹ thuật quan trọng như RSI, giúp nhà đầu tư phát hiện tín hiệu phân kỳ hay hội tụ trên sàn giao dịch. Vậy cụ thể MACD là gì? Lợi ích khi ứng dụng chúng? Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết dưới dây.

Mục lục

MACD Là Gì?

MACD (Moving Average Convergence Divergence) hay còn được gọi là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Chỉ báo này được phát minh ra bởi nhà ông Gerald Appel vào năm 1979.

MACD là gì?
MACD là gì?

MACD là chỉ báo có thể dự đoán chuẩn xác định lượng mà được kết hợp đường hội tụ, phân kỳ. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng thể hiện mức độ mạnh yếu và xu hướng của tình hình biến động giá tăng hoặc giảm.

Trên biểu đồ, MACD được hình dung như được tính bằng độ chênh lệch giữa 2 trung bình trượt số mũ, bao gồm EMA 12 và EMA 26. Biểu thị của 2 chu kỳ là 12 ngày và 26 ngày.

Trong đó, đường ngắn hơn là đường trung bình động hàm mũ (EMA 12), có kỳ di chuyển nhạy bén, chịu trách nhiệm chính cho MACD. Đường dài hơn là đường trung bình trượt hàm mũ (EMA 26), có kỳ phản ứng chậm hơn về giá.

Cấu Tạo Chi Tiết Của Chỉ Báo MACD

Chỉ báo MACD bao gồm 4 thành phần khác nhau, bao gồm:

  • Đường MACD (có màu xanh hay còn gọi là đường nhanh): Có tác dụng biểu thị biến động của thị trường giá tăng hay giảm. Nó là hiệu của hai đường trung bình hàm mũ (đường EMA 12 và 26).
  • Đường tín hiệu (signal line, có màu cam): Là EMA (9) của MACD. Khi kết hợp với MACD sẽ đưa ra các thông số đảo chiều tiềm năng, giúp trader dễ dàng đặt lệnh mua bán.
  • Đường Zero: Là đường tham chiếu để đánh giá độ mạnh của biến động.
  • Biểu đồ Histogram (hình biểu đồ thanh): Biểu hiện cho hội tụ và phân kỳ, biểu diễn chênh lệch của MACD và signal line. Từ đường Zero, biểu đồ sẽ biến đổi quanh khu vực này. Nếu MACD lớn hơn signal line, đồi dương sẽ xuất hiện. Ngược lại sẽ ra các đồi âm (nằm dưới đường zero).
Xem thêm:  Sideway Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Thị Trường Khi Chuyển Hướng Sang Sideway

Công Thức Tính Chỉ Báo MACD

Từ cấu tạo 4 đường trên, ta có các công thức sau:

Đường MACD = EMA 12 – EMA 26

Nếu EMA 12 ở trên EMA 26 thì giá trị MACD là dương, trái lại nếu EMA 26 nằm trên EMA 12 thì giá trị MACD sẽ là âm.

Đường Signal = EMA 9 của đường MACD

Đường EMA 9 của đường MACD được hiểu là lấy giá trị MACD ở trên để tính giá trị EMA.

Histogram = Đường MACD – Đường Signal

Nếu đường MACD ở trên đường Signal thì Histogram có giá trị dương, ngược lại, nếu Signal ở dưới Histogram thì mang giá trị âm.

Tại giao điểm của đường MACD và đường Signal, Histogram = 0

Lợi Ích Khi Sử Dụng Chỉ Báo MACD

Giá trị của MACD mang lại là cực kỳ lớn. Nếu biết vận dụng thì chúng sẽ đem đến vô vàn lợi ích cho những nhà đầu tư trên sàn giao dịch. Vậy nên ta sẽ điểm qua một số lợi ích của chỉ báo MACD dưới đây:

MACD giao với Signal line để dự báo về xu hướng giá

Nếu đường MACD giao với đường Signal từ dưới lên sẽ dự báo việc giá sẽ tăng hơn mức hiện tại. Đây là trường hợp tốt để đặt lệnh mua. Nhưng MACD quá đường Signal từ trên xuống thì giá sẽ dự báo giảm. Khi này, lệnh bán nên được thực hiện.

Dựa vào phân kỳ/hội tụ của MACD để dự đoán biến thiên

Khi giá đi lên thì đường MACD sẽ đi lên và ngược lại. Nhưng lại có một số trường hợp khác như phân kỳ và hội tụ.

Phân kỳ là khi 2 đường màu đỏ đi ngày càng tách nhau. Tuy rằng giá đang đi lên nhưng đường MACD lại giảm xuống. Đây là tín hiệu của việc giá sẽ đổi từ tăng sang giảm. Cân nhắc việc bán là cần thiết với các nhà đầu tư.

Hội tụ là 2 đường màu xanh đi ngày càng gần nhau hơn. Mức giá đi xuống còn đường MACD đi lên. Đây là tín hiệu của việc giá sẽ chuyển từ giảm sang tăng. Thực hiện lệnh mua thời điểm này sẽ hợp lý nhất.

Xem thêm:  DigiByte Là Gì Và Những Thông Tin Mới Nhất Về DigiByte

Cách Giao Dịch Khi Sử Dụng Chỉ Báo MACD

Vốn dĩ, hình thức tạo ra MACD khá rắc rối nên các hình thức giao dịch với MACD sẽ vận dụng linh hoạt tùy mỗi người chơi. Với nhiều trader, họ sẽ coi theo phân kỳ hội tụ, kết hợp với các chỉ báo khác, vì đây là cách khá phổ biến.

Giao dịch khi đường MACD và đường Signal cắt nhau

Ứng dụng giao dịch khi xuất hiện giao điểm của đường MACD và đường Signal là cách cơ bản nhất mà bất kỳ người chơi nào cũng cần phải biết. Một số lệnh nên thực hiện khi thấy tín hiệu này xuất hiện như:

  • Hai đường giao nhau theo chiều từ trên xuống dưới có nghĩa là thị trường đang có xu hướng giảm, thì lúc đó trader nên đặt lệnh bán.
  • Ngược lại, khi 2 đường MACD và Signal giao nhau từ dưới lên là tín hiệu thị trường sẽ tăng giá trong tương lai, nhà đầu tư nên vào lệnh mua để kiếm lợi nhuận.
Hướng dẫn giao dịch MACD
Hướng dẫn giao dịch MACD

Giao dịch MACD kết hợp đa khung thời gian

Nếu như cách kể trên vẫn còn mang lại rủi ro vì chỉ xác định giao điểm rồi đặt lệnh thì việc kết hợp đa khung thời gian để đưa ra tín hiệu đồng thuận nhiều hơn sẽ đảm bảo an toàn hơn cho nhà đầu tư.

Cách thức giao dịch này không chỉ áp dụng cho mình MACD mà còn là với các chỉ báo khác. Trader sẽ tham chiếu tình hình ở khung lớn trước đã, sau đó dựa vào khung nhỏ hơn để tìm kiếm điểm vào lệnh.

Các trader có thể áp dụng như sau: Với 1 biến động có tính tăng sẽ luôn tạo ra các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, và đáy sau cao hơn đáy trước. Trái lại, 1 biến động tính giảm thì sẽ tạo ra các đáy thấp hơn, và các đỉnh thấp hơn.

Xem thêm:  Galaxy War là gì? Những tính năng vượt trội của game Galaxy War

Khung D1 là khung phổ biến nhất mà các nhà đầu tư hay dùng để xác định, và hay có dấu hiệu từ trên cao xuống thấp. Sau khi xác định ở khung lớn xong, khung nhỏ hơn nên được tiến hành tiếp (H4 hoặc H1) theo hướng dẫn sau:

  • Khi khung lớn D1 mang chiều tăng, đường MACD cắt đường Signal Line đi từ dưới lên tại điểm vào lệnh tại H1 khi giá giảm.
  • Với D1 có tín hiệu giảm, đường MACD cắt đường Signal Line theo hướng từ trên xuống tại điểm vào lệnh tại H1 khi giá tăng lại.

Một Số Hạn Chế Của Chỉ Báo MACD

Chỉ báo MACD sẽ có lợi khi các nhà đầu tư sử dụng nhằm dự đoán xu hướng tăng giảm của thị trường giao dịch. Nhưng bên cạnh đó, nó vẫn sẽ có những hạn chế được biết đến là:

  • Số liệu không đồng nhất: Vì chỉ báo MACD là linh hoạt tùy thuộc người dùng nên như các chỉ số EMA trung bình có thể thay đổi từ: 12 ngày, 9 ngày hay 26 ngày. Nên chỉ số đưa ra cũng không đồng thuận.
  • Yêu cầu người dùng nhạy bén và tinh tế: Để sử dụng thành thạo chỉ số MACD, trader luôn phải nắm rõ MACD hoạt động hiệu quả nhất vào khung thời gian nào. Đây không phải là điều một vài lần là có được.
  • Tín hiệu rối loạn: Chỉ báo MACD có thể dễ bị lệch bởi trễ thời điểm nhau giữa các đường trung bình nên đưa ra tín hiệu chậm. Từ đó có thể khiến các trader nhầm lẫn khi đặt lệnh.

Kết Luận

MACD là một chỉ báo kỹ thuật giúp các nhà đầu tư xác định được thời điểm chính xác nhất để đặt lệnh mua bán mà không bị ảnh hưởng do tín hiệu nhiễu của thị trường. Với những kiến thức ở trên thì những đợt giao dịch tiếp sẽ không còn quá khó khăn.

Bài viết được biên tập bởi: bitcoin-news.vn

Cùng chuyên mục

Đọc thêm

Làm giàu nhờ thu nhập thụ động từ tiền điện tử

Tiền điện tử là mảng đầu tư có thể mang lại cơ hội kiếm tiền cực kỳ lớn cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, đi kèm với đó là sự căng thẳng, mệt mỏi khi bạn phải dành...

Decentraland Là Gì? Thông Tin Chi Tiết Nhất Về Decentraland (Mana)

Decentraland hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực bất động sản ảo và trong thời gian vừa qua, nó đã trở thành một trong những thị trường nhộn nhịp nhất đối với đất ảo và các NFT khác. Và...

CryptoBlades là gì? Những điều cần biết về CryptoBlades

Các tựa game NFT trong thị trường tiền điện tử ngày nay chắc hẳn không còn quá lạ lẫm. Thông qua các trò chơi này, người chơi có thể vừa kiếm tiền, vừa có thể thực hiện nhu cầu...

Enjin (ENJ) Là Gì? Những Điểm Nổi Bật Không Thể Bỏ Qua Của ENJ Coin

Enjin là một dự án với mục tiêu hỗ trợ ngành công nghiệp game được thực hiện từ năm 2017. ENJ là một trong những dự án hiếm hoi vượt qua các quy định rất nghiêm ngặt của Nhật...

Origin Protocol (OGN) là gì? 7 điều cơ bản cần biết về Origin Protocol?

Origin Protocol là gì? Những thông tin về Origin Protocol chắc chắn sẽ giúp các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về thị trường Blockchain quan tâm. Cùng theo dõi bài viết đưới đây để hiểu rõ hơn...

Axie Infinity dự án game NFT chơi game kiếm tiền? Axie Infinity là gì?

Trong khoảng thời gian gần đây, khi mà xã hội dần số hóa tất cả mọi thứ thì các tựa game Ethereum đang tạo nên một làn sóng đón nhận tích cực đến những nhà đầu tư tiền ảo,...

My DeFi Pet là gì? Hướng dẫn chơi game dễ kiếm tiền

Những ngày qua, My DeFi Pet đã và đang thu hút một lượng lớn người chơi trong thị trường tiền điện tử. Đây là một trò chơi huy động vốn ảo dựa trên blockchain sử dụng các yếu tố...

GunStar – tựa game NFT siêu nổi tiếng lấy cảm hứng từ Gunbound

Gunstar là gì trong thời điểm NFT và Metaverse đang cực kỳ thịnh hành hiện nay? Trong số các dự án về NFT và Metaverse, Gunstar chắc hẳn là một tên tuổi không còn quá xa lạ với những...

Heroes TD là gì? Các tính năng nổi bật của dự án game NFT mới lạ

Với sự trỗi dậy của Metaverse - một thời kỳ mới trong tương lai, cũng như kỷ nguyên của trò chơi phi tập trung, Heroes TD ($ HTD) được thành lập. Và để hiểu rõ hơn về trò chơi...

Pivot Là Gì? Cách Ứng Dụng Pivot Để Nâng Cao Cơ Hội Đầu Tư

Pivot là một trong những chỉ báo quen thuộc với các nhà đầu tư để dự đoán xu hướng tăng – giảm giá của thị trường. Vậy Pivot là gì? Và ứng dụng như nào để đem về cơ...