Bollinger Bands là 1 trong những công cụ hữu ích phân tích biến động giá vô cùng hữu ích. Nếu ai đang quan tâm đến vấn đề Bollinger Bands là gì? Cách sử dụng Bollinger Bands hiệu quả nhất thì có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục
Bollinger Bands Là Gì?
Bollinger Bands là gì? Bollinger Bands được phát triển bởi John Bollinger. Hiểu đơn giản Bollinger Bands chính là 1 chỉ báo có cấu tạo bằng 3 dải băng, nó dựa trên công thức tính đường trung bình động giản đơn (SMA).
Từ đây xem xét mức độ biến động của giá cả. Độ biến động này sẽ dựa trên độ lệch chuẩn, được thay đổi khi độ biến động tăng và giảm. Các dải tự động này sẽ mở rộng khi biến động tăng và bị thu hẹp lại khi biến động giảm.
Hoạt Động Của Bollinger Bands Như Thế Nào?
So với các công thức khác luôn lấy tỷ lệ phần trăm cố định thì Bollinger Bands lại sử dụng độ lệch chuẩn để tính toán. Độ lệch chuẩn này chính là công cụ sử dụng trong thống kê từ đó tìm ra sự chênh lệch của một mẫu so với giá trị trung bình của chính nó.
Tuy nhiên, trước khi tính độ lệch chuẩn, các bạn phải có phương sai. Công thức tính phương sai là:
Người sáng lập John Bollinger đã đặt dải trên và dải dưới cách nhau 2 độ lệch chuẩn. Từ đó điều chỉnh tốt hơn cho sự biến động của thị trường. Nhờ điều đó mà Bollinger luôn có sự thay đổi tương quan với độ lệch, phản ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường.
Ngoài ra bất kỳ chuyển động của giá nào cũng năm trong Bollinger. Bởi dải này được kẹp giữa dải trên và dải dưới. Nó gần như ôm trọn phạm vi biến động giá rộng nên chúng rất hữu ích.
Công Thức Tính Bollinger Bands
Bollinger Bands là gì? Công thức tính ra sao? Do Bollinger gồm 3 dải nên công thức tính sẽ như sau:
- Dải trên = SMA 20 ngày + (độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)
- Dải giữa = SMA (20)
- Dải dưới = SMA (20) – (Độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)
Hướng Dẫn Cài Đặt Bollinger Bands
Cách cài đặt Bollinger Bands khá đơn giả như sau:
Bước 1: Truy cập phần mềm MT4.
Bước 2: Chọn Insert -> Chọn Trend -> Chọn Bollinger Bands. Sau đó có 1 cửa sổ gồm:
Phần Parameters: Đây là phần cài đặt các thông số cơ bản như:
- Period 20: là chu kỳ 20 cây nến liên tiếp.
- Deviations: là độ lệch chuẩn lấy là 2.5.
- Apply to: Áp dụng cho giá đóng cửa của cây nến.
- Style: lần lượt chọn màu sắc và độ dày mỏng của các đường chỉ báo.
Phần Levels: Tại mục bạn có thể chọn màu sắc và độ dày/mỏng cho 2 đường biên trên và biên dưới theo ý muốn.
Phần Visualization: Cho phép trader chọn các khung thời gian mà chúng ta giao dịch để hiển thị lên trên màn hình của phần mềm MT4.
Hướng Dẫn Giao Dịch Với Bollinger Bands
Để giao dịch trên Bollinger Bands, các bạn thường giao dịch theo các cách sau:’
Giao Dịch Bollinger Bands Khi Giá Chạm Dải Băng Trên Và Dải Băng Dưới
Đây là cách giao dịch đơn giản, bởi giá giao động quanh 2 dải này gồm dải trên và dải dưới nên công thức giao dịch sẽ chỉ là:
- Lệnh mua (Buy): Buy khi giá chạm biên dưới (Lower Band) của chỉ báo.
- Lệnh bán (Sell): Sell khi giá chạm biên trên (Upper Band) của chỉ báo.
Lời khuyên tốt cho bạn là không nên vào lệnh giao dịch mua bán khi giá chỉ chạm vào các dải biên trên hay biên dưới của Bollinger Bands, lúc đó sẽ rất mạo hiểm. Tuy nhiên nếu thị trường trong trạng thái sideway, cứ lật lên lật xuống thì phương pháp này lại vô cùng khả thi.
Giao Dịch Bollinger Bands Theo Dạng Nút Thắt Cổ Chai
Mục đích chính của Bollinger Bands chính là ôm trọn ôm trọn toàn bộ diễn tiến của hành động giá. Tuy nhiên không phải lúc nào thị trường cũng giữ yên. Theo John Bollinger, các giai đoạn có độ biến động thấp thường diễn ra ngay sau các giai đoạn có độ biến động cao.
Vì vậy sự co lại hoặc thu hẹp của các dải có thể báo trước sự tăng hoặc giảm đi đáng kể. Khi sự ép giá bắt đầu, sự phá vỡ dải tiếp theo sẽ báo hiệu thị trường chuẩn bị xây dựng 1 trật tự mới.
- Một đợt tăng mới bắt đầu bằng một đợt co bóp lại, sau đó phá vỡ giá ở dải trên.
- Một đợt giảm mới bắt đầu bằng một đợt siết và sau đó phá vỡ giá ở dải dưới.
Nếu bạn để ý SMA20 hay đường trung bình sẽ đơn giản hơn. So với EMA thì độ trễ của SMA cũng khá lớn. Tuy nhiên chúng vẫn là công cụ dùng để tìm kiếm xu hướng, đặc biệt SMA có ưu điểm là trong 1 thị trường không rõ xu hướng chúng sẽ phản ứng nhanh nhạy hơn so với EMA.
Từ đó mà Bollinger mới sử dụng SMA để tính toán, thay vì EMA. Trên các giai đoạn nút thắt cổ chai, ngoài việc báo hiệu cho trader biết được rằng khả năng giá thì chính bản thân những thời điểm này giá rất hay rơi vào trạng thái sideway, và việc sử dụng SMA để tìm kiếm xu hướng những lúc như thế này là “chuẩn bài”.
Vì vậy, khi giao dịch với Bollinger Bands, bạn đừng quên đường SMA nằm giữa, chúng sẽ chính là công cụ dùng để xác định xu hướng rõ ràng nhất. Từ đó bạn sẽ dễ dàng phán đoán được giá sẽ chuẩn bị tăng hoặc giảm một cách dễ dàng hơn.
Kết Luận
Như vậy đến đây bạn đã hiểu Bollinger Bands là gì? Cũng như hướng dẫn cách sử dụng Bollinger Bands. Hy vọng các bạn đã có những kiến thức bổ ích khi phân tích sự biến động của thị trường. Để lại câu hỏi nếu còn các thắc mắc nhé !!!
Thông tin được biên tập bởi: bitcoin-news.vn